Làng Gốm Biên Hòa – Nơi Quy Tụ Nhiều Nền Văn Hóa ( Phần 2)
Gốm sứ Biên Hòa là sự kết hợp giữa đồ gốm Việt Nam, Trung Quốc và kiểu phương Tây, đặc biệt là của trường Limoges, Pháp. Các đặc trưng dân gian của gốm địa phương đã được nghiên cứu và phát triển bởi người Pháp, và theo thẩm mỹ học để tạo ra một dòng gốm độc đáo; Gốm sứ nghệ thuật Biên Hòa. Thiết kế của nó đã đạt được mức độ thẩm mỹ rất cao và kỹ thuật không thể so sánh được. Các sản phẩm gốm sứ trang trí nội thất và đồ trang trí ngoại thất của dòng này, được nhìn thấy trong nhiều dự án khác nhau, đã giới thiệu việc sử dụng thực tế của gốm sứ Biên Hòa từ những năm 1920.
Càng ngày gốm Biên Hòa càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường gốm Việt với nét tính mỹ thuật cao, chất lượng thì không thua kém bất kỳ một loại gốm nào nổi tiếng của Việt Nam. Hơn thế nữa, gốm Biên Hòa còn chứng tỏ cho những người trong nước nói chung và nước ngoài nói riêng thấy được sự phát triển không ngừng nghỉ của nghệ thuật trang trí, kiểu dáng nổi bật của gốm sứ Biên Hòa.
Biên Hòa còn nổi tiếng bởi các sản phẩm gốm đất nung (gốm đỏ) không phủ men, mang vẻ đẹp tự nhiên. Sản phẩm gốm men xanh trổ đồng rất được thị trường ưa chuộng. Một trong những dòng sản phẩm gốm Biên Hòa được ưa chuộng nhất đó là tượng, đặc biệt là những phù điêu tranh lịch sử hoặc lễ hội dân gian rất công phu, các họa tiết chạm khắc khéo léo; những viên gạch gốm trổ thủng tạo thành các ô cửa sổ, gạch gốm bông lót các bậc thềm tam cấp...
Để đánh giá chất lượng của một sản phẩm gốm sứ, con người thường dựa vào những tiêu chí sau: nhất dáng, nhì xương, tam men, tứ trí. Như vậy, nghệ thuật tạo hình gốm là hết sức quan trọng bởi hình dáng sản phẩm là yếu tố đứng hàng đầu. Nó là cốt lõi của sản phẩm, là cơ sở để nghệ nhân tiến hành các hình thức trang trí khác. Hình dáng của sản phẩm gốm được quy định bởi nếp sống, nếp suy nghĩ, cá tính, trình độ thẩm mỹ của nghệ nhân sáng tạo cũng như công chúng mà nó hướng tới. Nó còn được quyết định bởi xu hướng và quan niệm thẩm mỹ của thời đại. Cuối cùng, đó là sự kết hợp của đường nét và mảng khối trong nghệ thuật tạo hình ba chiều với sự cho phép của chất liệu.
Trong những sản phẩm gốm gia dụng như lu, khạp, nồi đất, yếu tố công năng giữ vai trò quyết định về hình dáng. Tuy nhiên, chúng đều mang một vẻ đẹp chắc khỏe và đĩnh đạc. Sự liền lạc và dịu dàng của đường cong tạo ra cái lu, nồi đã toát lên vẻ đẹp bình dị, mộc mạc như tính cách vốn có từ ngàn đời của người dân Việt Nam.
Gốm Biên Hòa có vô vàn kiểu dáng với nhiều chủng loại khác nhau, song vẻ đẹp truyền thống mang tính đặc trưng của nó thể hiện qua hai khía cạnh: sự cân đối, hài hòa về hình dáng của sản phẩm cùng với nét độc đáo đầy tính thẩm mỹ qua các phù điêu và tượng nhỏ.
Khái niệm hài hòa thực sự là cái đích luôn mong muốn vươn tới của người nghệ nhân trong sáng tạo. Có nhiều yếu tố tạo ra sự hài hòa của một sản phẩm, ví dụ như kích thước của chiều cao và chiều rộng, của độ lớn hông bình với các bộ phận khác, của miệng và đáy bình, của từng bộ phận so với tổng thể. Có dạng bình tròn như trái bóng, hoặc là sự mô phỏng đường cong của tang trống. Phần miệng bình luôn dẫn người xem từ cảm giác chắc khỏe, đến sự dịu dàng và cao quý toát ra qua những tai bèo mềm mại. Phần cổ của bình lại hướng tới độ thanh thoát và là nhịp nối gắn kết sự hòa hợp giữa miệng và phần dưới của bình.
Đôn và bộ bàn gốm là một dạng đặc trưng của gốm Biên Hòa, có một số dáng đôn được sản xuất như loại đơn giản giống một cái trống, loại đôn ba mặt bợm và đôn voi. Đôn ba mặt được tạo dáng khá đẹp với một chỉnh thể gọn, hài hòa giữa mặt đôn để ngồi và thân đôn là phù điêu nổi cao của lân, một trong tứ quý lân, ly, quy, phụng. Đôn voi lại là sự mô phỏng theo hình dáng của con voi theo hai dạng là loại vòi voi cất cao lên trên và loại thứ hai thì vòi của voi đi xuống. Cái đẹp của đôn là sự kết hợp hài hòa giữa tạo hình và hình thức trang trí rất chi tiết của nó.
Tượng Phật, Bồ tát, La hán… đã được các nghệ nhân gốm Biên Hòa chú trọng khai thác, sáng tạo bằng tất cả ngưỡng vọng và tâm hồn hướng đến cái đẹp, cái thiện. Những mẫu tượng thường thấy trong gốm Biên Hòa như Phật Thích Ca Mâu Ni với nhiều kiểu dáng nhập định, trì bình, cảm hóa rắn Naga, cầm bình bát, cầm bạch ngọc… Một số kiểu tượng Đạt Ma Tổ sư cũng được khai thác rất phong phú. Đặc biệt là tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Có thể nói, trong các sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa thì tượng và tranh gốm về Bồ tát Quán Thế Âm chiếm đa số.
Bên cạnh truyền thống tư duy, sáng tác dựa theo những yếu tố về tâm linh và dân gian thì môi trường sống với thiên nhiên tiếp xúc hàng ngày đã tác động quyết định đến cách nghĩ, cách làm của người dân bản địa. Hoa văn trang trí trên gốm Biên Hòa rất phong phú, với các loại từ hoa văn truyền thống của dân tộc đến những họa tiết riêng của vùng miền và nhiều môtip hiện đại khác. Sự đa dạng của hoa văn truyền thống đã đưa trang trí gốm Biên Hòa trở nên gần gũi với những người nuôi dưỡng và sử dụng nó. Gốm Biên Hòa có rất nhiều đồ án trang trí sử dụng chất liệu xung quanh mình. Đó là hình ảnh những loài hoa, con vật rất quen thuộc với địa phương như mai, cúc, bằng lăng, nai, cò, trâu hay tôm, cá...
Trong trang trí gốm Biên Hòa, ngoài những tượng đài và phù điêu hoành tráng, hình tượng con người còn được thể hiện rất phong phú qua những đề tài có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Mỗi đề tài đều gắn với một điển tích, một cảnh sinh hoạt hay một cốt truyện cụ thể trong dân gian. Nó là những lời ngợi ca các anh hùng, ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh và lao động của mình. Nhờ sự kết hợp hài hòa của nhiều màu men, mỗi đồ án trang trí hiện diện như một tác phẩm hội họa với đầy đủ các yếu tố về bố cục, đường nét, không gian, thời gian… Nhiều đồ án trang trí về hình tượng người toát lên một chất dân gian đầy tính nhân văn của trang trí gốm Biên Hòa.
Phong cách thể hiện thủ pháp trang trí luôn tạo ra những đặc trưng riêng biệt của một dòng gốm. Trong trang trí gốm Biên Hòa, phong cách trang trí của gốm men ngọc hay gốm hoa nâu được kế thừa và phát triển hơn qua những tai sen trên vai sản phẩm, những lằn khắc sâu họa tiết rồi mới phủ men. Các mảng màu men trang trí được phân định rõ ràng. Men màu trên gốm Biên Hòa rất phong phú, có cả hệ màu sáng lẫn men màu trầm, mỗi sản phẩm có thể được phối hợp nhiều màu rất hài hòa, tạo ra đặc điểm vùng miền của gốm Biên Hòa. Các men màu thường được điều chế từ chất liệu của địa phương. Tuy nhiên, ngày nay đã có rất nhiều hóa chất và men màu được nhập từ ngoài vào đã làm đa dạng thêm sắc màu trên gốm Biên Hòa. Tất cả các phong cách trang trí ấy đều được nghệ nhân gốm Biên Hòa sử dụng và sáng tạo cho hoàn thiện hơn.
Đầu TK XX, người Pháp đã thành lập các trường đào tạo kỹ thuật, mỹ thuật ở Việt Nam, giảng dạy và truyền thụ cho người Việt kiến thức khoa học phương Tây về lĩnh vực mỹ thuật, trong đó có trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa, cái nôi của gốm Biên Hòa trong TK XX. Chính sự kết hợp của các quan niệm và kỹ thuật của cả phương Đông và phương Tây đã tác động rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ của gốm Biên Hòa. Các sáng tác trang trí từ đây đều dựa trên nền tảng của lý luận mỹ thuật. Trong nhiều đồ án trang trí, những yếu tố như bố cục, đường nét, mảng miếng, phối màu… được chắt lọc, sắp xếp theo các quy tắc của nghệ thuật trang trí.
Để giải thích nguyên nhân vì sao đồ gốm Biên Hòa được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, Tổng thư ký Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai cho hay: "Gốm Biên Hòa đẹp và độc đáo trong cả hoa văn lẫn hoa văn vì đây là sản phẩm có Pha trộn ba loại gốm của Việt Nam, Trung Hoa và Chăm ". Hiện nay, các hội thảo ở Biên Hòa sản xuất hai loại gốm sứ lớn, bao gồm mỹ thuật và đồ gốm bằng đất sét trắng với kỹ thuật đánh bóng dưới nước và trực tiếp tạo ra các mẫu hoa văn trên gốm và gốm đất sét đen cháy ở nhiệt độ cao .
Ngoài ra, Biên Hòa còn sản xuất các sản phẩm đất nung bisque (gốm đỏ) với vẻ đẹp đơn giản và tự nhiên mà khách hàng mong muốn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các nghệ nhân ở Biên Hòa đã nỗ lực rất lớn để khôi phục loại gốm bằng men đồng màu xanh lam.
Mặc dù doanh thu của nghề thủ công mỹ nghệ tại Biên Hòa đã đạt khoảng 1 triệu USD / năm, nhưng con số này khiêm tốn so với 10 năm trước. Để tiếp tục phát triển nghề thủ công, nó cần những nỗ lực và sự quyết tâm của các nghệ nhân và sự hỗ trợ và chính sách lành mạnh của chính quyền.
Càng ngày gốm Biên Hòa càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường gốm Việt với nét tính mỹ thuật cao, chất lượng thì không thua kém bất kỳ một loại gốm nào nổi tiếng của Việt Nam. Hơn thế nữa, gốm Biên Hòa còn chứng tỏ cho những người trong nước nói chung và nước ngoài nói riêng thấy được sự phát triển không ngừng nghỉ của nghệ thuật trang trí, kiểu dáng nổi bật của gốm sứ Biên Hòa.
Ảnh 1. Các sản phẩm gốm Biên Hòa luôn thu hút sự chú ý của các du khách nước ngoài |
Biên Hòa còn nổi tiếng bởi các sản phẩm gốm đất nung (gốm đỏ) không phủ men, mang vẻ đẹp tự nhiên. Sản phẩm gốm men xanh trổ đồng rất được thị trường ưa chuộng. Một trong những dòng sản phẩm gốm Biên Hòa được ưa chuộng nhất đó là tượng, đặc biệt là những phù điêu tranh lịch sử hoặc lễ hội dân gian rất công phu, các họa tiết chạm khắc khéo léo; những viên gạch gốm trổ thủng tạo thành các ô cửa sổ, gạch gốm bông lót các bậc thềm tam cấp...
Để đánh giá chất lượng của một sản phẩm gốm sứ, con người thường dựa vào những tiêu chí sau: nhất dáng, nhì xương, tam men, tứ trí. Như vậy, nghệ thuật tạo hình gốm là hết sức quan trọng bởi hình dáng sản phẩm là yếu tố đứng hàng đầu. Nó là cốt lõi của sản phẩm, là cơ sở để nghệ nhân tiến hành các hình thức trang trí khác. Hình dáng của sản phẩm gốm được quy định bởi nếp sống, nếp suy nghĩ, cá tính, trình độ thẩm mỹ của nghệ nhân sáng tạo cũng như công chúng mà nó hướng tới. Nó còn được quyết định bởi xu hướng và quan niệm thẩm mỹ của thời đại. Cuối cùng, đó là sự kết hợp của đường nét và mảng khối trong nghệ thuật tạo hình ba chiều với sự cho phép của chất liệu.
Trong những sản phẩm gốm gia dụng như lu, khạp, nồi đất, yếu tố công năng giữ vai trò quyết định về hình dáng. Tuy nhiên, chúng đều mang một vẻ đẹp chắc khỏe và đĩnh đạc. Sự liền lạc và dịu dàng của đường cong tạo ra cái lu, nồi đã toát lên vẻ đẹp bình dị, mộc mạc như tính cách vốn có từ ngàn đời của người dân Việt Nam.
Gốm Biên Hòa có vô vàn kiểu dáng với nhiều chủng loại khác nhau, song vẻ đẹp truyền thống mang tính đặc trưng của nó thể hiện qua hai khía cạnh: sự cân đối, hài hòa về hình dáng của sản phẩm cùng với nét độc đáo đầy tính thẩm mỹ qua các phù điêu và tượng nhỏ.
Khái niệm hài hòa thực sự là cái đích luôn mong muốn vươn tới của người nghệ nhân trong sáng tạo. Có nhiều yếu tố tạo ra sự hài hòa của một sản phẩm, ví dụ như kích thước của chiều cao và chiều rộng, của độ lớn hông bình với các bộ phận khác, của miệng và đáy bình, của từng bộ phận so với tổng thể. Có dạng bình tròn như trái bóng, hoặc là sự mô phỏng đường cong của tang trống. Phần miệng bình luôn dẫn người xem từ cảm giác chắc khỏe, đến sự dịu dàng và cao quý toát ra qua những tai bèo mềm mại. Phần cổ của bình lại hướng tới độ thanh thoát và là nhịp nối gắn kết sự hòa hợp giữa miệng và phần dưới của bình.
Đôn và bộ bàn gốm là một dạng đặc trưng của gốm Biên Hòa, có một số dáng đôn được sản xuất như loại đơn giản giống một cái trống, loại đôn ba mặt bợm và đôn voi. Đôn ba mặt được tạo dáng khá đẹp với một chỉnh thể gọn, hài hòa giữa mặt đôn để ngồi và thân đôn là phù điêu nổi cao của lân, một trong tứ quý lân, ly, quy, phụng. Đôn voi lại là sự mô phỏng theo hình dáng của con voi theo hai dạng là loại vòi voi cất cao lên trên và loại thứ hai thì vòi của voi đi xuống. Cái đẹp của đôn là sự kết hợp hài hòa giữa tạo hình và hình thức trang trí rất chi tiết của nó.
Tượng Phật, Bồ tát, La hán… đã được các nghệ nhân gốm Biên Hòa chú trọng khai thác, sáng tạo bằng tất cả ngưỡng vọng và tâm hồn hướng đến cái đẹp, cái thiện. Những mẫu tượng thường thấy trong gốm Biên Hòa như Phật Thích Ca Mâu Ni với nhiều kiểu dáng nhập định, trì bình, cảm hóa rắn Naga, cầm bình bát, cầm bạch ngọc… Một số kiểu tượng Đạt Ma Tổ sư cũng được khai thác rất phong phú. Đặc biệt là tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Có thể nói, trong các sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa thì tượng và tranh gốm về Bồ tát Quán Thế Âm chiếm đa số.
Bên cạnh truyền thống tư duy, sáng tác dựa theo những yếu tố về tâm linh và dân gian thì môi trường sống với thiên nhiên tiếp xúc hàng ngày đã tác động quyết định đến cách nghĩ, cách làm của người dân bản địa. Hoa văn trang trí trên gốm Biên Hòa rất phong phú, với các loại từ hoa văn truyền thống của dân tộc đến những họa tiết riêng của vùng miền và nhiều môtip hiện đại khác. Sự đa dạng của hoa văn truyền thống đã đưa trang trí gốm Biên Hòa trở nên gần gũi với những người nuôi dưỡng và sử dụng nó. Gốm Biên Hòa có rất nhiều đồ án trang trí sử dụng chất liệu xung quanh mình. Đó là hình ảnh những loài hoa, con vật rất quen thuộc với địa phương như mai, cúc, bằng lăng, nai, cò, trâu hay tôm, cá...
Trong trang trí gốm Biên Hòa, ngoài những tượng đài và phù điêu hoành tráng, hình tượng con người còn được thể hiện rất phong phú qua những đề tài có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Mỗi đề tài đều gắn với một điển tích, một cảnh sinh hoạt hay một cốt truyện cụ thể trong dân gian. Nó là những lời ngợi ca các anh hùng, ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh và lao động của mình. Nhờ sự kết hợp hài hòa của nhiều màu men, mỗi đồ án trang trí hiện diện như một tác phẩm hội họa với đầy đủ các yếu tố về bố cục, đường nét, không gian, thời gian… Nhiều đồ án trang trí về hình tượng người toát lên một chất dân gian đầy tính nhân văn của trang trí gốm Biên Hòa.
Phong cách thể hiện thủ pháp trang trí luôn tạo ra những đặc trưng riêng biệt của một dòng gốm. Trong trang trí gốm Biên Hòa, phong cách trang trí của gốm men ngọc hay gốm hoa nâu được kế thừa và phát triển hơn qua những tai sen trên vai sản phẩm, những lằn khắc sâu họa tiết rồi mới phủ men. Các mảng màu men trang trí được phân định rõ ràng. Men màu trên gốm Biên Hòa rất phong phú, có cả hệ màu sáng lẫn men màu trầm, mỗi sản phẩm có thể được phối hợp nhiều màu rất hài hòa, tạo ra đặc điểm vùng miền của gốm Biên Hòa. Các men màu thường được điều chế từ chất liệu của địa phương. Tuy nhiên, ngày nay đã có rất nhiều hóa chất và men màu được nhập từ ngoài vào đã làm đa dạng thêm sắc màu trên gốm Biên Hòa. Tất cả các phong cách trang trí ấy đều được nghệ nhân gốm Biên Hòa sử dụng và sáng tạo cho hoàn thiện hơn.
Đầu TK XX, người Pháp đã thành lập các trường đào tạo kỹ thuật, mỹ thuật ở Việt Nam, giảng dạy và truyền thụ cho người Việt kiến thức khoa học phương Tây về lĩnh vực mỹ thuật, trong đó có trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa, cái nôi của gốm Biên Hòa trong TK XX. Chính sự kết hợp của các quan niệm và kỹ thuật của cả phương Đông và phương Tây đã tác động rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ của gốm Biên Hòa. Các sáng tác trang trí từ đây đều dựa trên nền tảng của lý luận mỹ thuật. Trong nhiều đồ án trang trí, những yếu tố như bố cục, đường nét, mảng miếng, phối màu… được chắt lọc, sắp xếp theo các quy tắc của nghệ thuật trang trí.
Ảnh 2. Gốm mỹ nghệ Biên Hòa xưa |
Để giải thích nguyên nhân vì sao đồ gốm Biên Hòa được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, Tổng thư ký Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai cho hay: "Gốm Biên Hòa đẹp và độc đáo trong cả hoa văn lẫn hoa văn vì đây là sản phẩm có Pha trộn ba loại gốm của Việt Nam, Trung Hoa và Chăm ". Hiện nay, các hội thảo ở Biên Hòa sản xuất hai loại gốm sứ lớn, bao gồm mỹ thuật và đồ gốm bằng đất sét trắng với kỹ thuật đánh bóng dưới nước và trực tiếp tạo ra các mẫu hoa văn trên gốm và gốm đất sét đen cháy ở nhiệt độ cao .
Ngoài ra, Biên Hòa còn sản xuất các sản phẩm đất nung bisque (gốm đỏ) với vẻ đẹp đơn giản và tự nhiên mà khách hàng mong muốn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các nghệ nhân ở Biên Hòa đã nỗ lực rất lớn để khôi phục loại gốm bằng men đồng màu xanh lam.
Mặc dù doanh thu của nghề thủ công mỹ nghệ tại Biên Hòa đã đạt khoảng 1 triệu USD / năm, nhưng con số này khiêm tốn so với 10 năm trước. Để tiếp tục phát triển nghề thủ công, nó cần những nỗ lực và sự quyết tâm của các nghệ nhân và sự hỗ trợ và chính sách lành mạnh của chính quyền.
Nhận xét
Đăng nhận xét