" Giải cứu " cho gốm Chu Đậu
Trong bộ sưu tập
của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, có một vật cổ khá ấn tượng và đẹp. Đây
là một cặp bình bằng sứ cobalt Trung Quốc. Nó có thể nhắc nhở chúng ta rằng các
đồ vật đã được làm cho những người giàu có trong thời phong kiến. Tuy nhiên, đây
là nơi cất giấu tài liệu bí mật được gửi từ Hải Phòng về nước cho Đảng (nay là
Đảng Cộng sản Việt Nam) vào năm 1932. Bình là một số ý tưởng liên quan đến cuộc
cách mạng của Nguyễn Lương Bằng, nhà tiên phong Và sự lãnh đạo của ĐCSVN.. Có
thể nói gốm sứ Việt đã có từ lâu đời và nó đặc trưng cho nền nghệ thuật của Việt
Nam. Bên cạnh đó có nhiều câu hỏi được đặt ra như “ gốm Chu Đậu có thật là của
Việt Nam hay không?
Giải oan cho gốm Chu Đậu
Gốm cổ trong dòng chảy
phát triển, quá trình tìm kiếm và cả những câu chuyện thật giả có một sức
hút lạ kỳ với người yêu gốm. Là một trong những chuyên gia đầu ngành về gốm và
cổ vật, TS Nguyễn Đình Chiến, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã
chia sẻ những quan điểm về gốm trong dòng chảy đương đại thông qua những chuyến
thực địa của ông trong nhiều năm lăn lộn, trải nghề.
Ở mỗi thời kỳ, những hoa
văn, chất liệu và tạo hình chính là đặc điểm để gốm Việt tự kể câu chuyện về
thời đại của chúng. Thời Lý-Trần (thế kỷ XI-XIV) ghi dấu ấn với dòng gốm men
trắng, men ngọc, men hoa nâu, men lục và đặc biệt cuối thế kỷ XIV xuất hiện
dòng gốm hoa lam. Từ thế kỷ XVI kéo dài đến niên hiệu Vua Gia Long đầu thế kỷ
XVIII có dòng gốm men rạn Bát Tràng…
Ảnh 1. Bình hoa với mẫu hoa văn của gốm Chu Đậu thường bị làm nhái |
Và cùng với dòng lịch sử
đó, PGS.TS Nguyễn Đình Chiến đã dùng gốm là phương tiện khám phá quá khứ, coi
đó là phương thức để tìm câu trả lời cho những vấn đề mang tính thời đại. Là
một nhà khoa học, ông trân quý gốm như là thành tựu của quá khứ và với ông, gốm
đã góp phần tạo nên quá khứ.
Trong lịch sử, gốm Chu
Đậu Việt Nam đã từng bị hiểu lầm một cách đầy oan ức là gốm Trung Quốc. Cho đến
khi được các nhà nghiên cứu chuyên sâu phát hiện và ra tay “giải cứu”, gốm Việt
mới được “minh oan”, trong số đó có PGS.TS Nguyễn Đình Chiến.
Những năm 80, 90 thế kỉ
trước, Chu Đậu (Hải Dương) vẫn được coi là làng nghề sản xuất chiếu, cói, không
ai biết đây đã từng là một làng nghề gốm đặc sắc. Cho đến khi có một số người
đi tìm hiểu, khi ngồi nghỉ ở một bờ ao trong làng thì bị trượt chân phải bám
vào vách đất. Không ngờ vách đất lở ra để lộ rất nhiều sản phẩm gốm cổ đã bị
chôn vùi từ rất lâu.
Sau khi nghiên cứu, nhà
khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương cho rằng nơi này rất
có thể ngày xưa đã từng là một làng nghề gốm thủ công. Đến năm 1986, việc khai
quật được tiến hành.
Khi khai quật, người ta
đã phát hiện ra hàng ngàn cổ vật gốm vô giá ở dưới độ sâu khoảng 2m. Từ đó đến
năm 1991, nhiều cuộc khai quật nữa đã lại được tiến hành và rất nhiều những sản
phẩm gốm độc đáo, đặc sắc tiếp tục được tìm thấy. Đến khi đó người dân Chu Đậu
mới biết rằng từ xa xưa, trên vùng đất này đã hình thành nên một thương hiệu
gốm cổ nổi tiếng.
Trong tư liệu nghiên cứu
của nhiều nhà sử học, trước đây Chu Đậu là làng sản xuất gốm đại trà, nhưng sau
đó do cuộc chiến Lê Mạc, cả làng bị san phẳng và nghề gốm ở nơi đây đã bị
thất truyền.
Nói tóm lại, gốm Chu Đậu
là gốm đã hình thành từ rất xưa và được gọi là làng gốm cổ của Việt Nam, nó
đích thực là gốm Việt Nam vì theo như kỹ thuật và mỹ thuật làm gốm của người
Việt rất khác so với người Trung Quốc, đó là lí do không thể nói gốm Chu Đậu là
của Trung Quốc được. Gốm Trung Quốc có một nét đặc biệt là hoa văn rất tinh xảo
và lạ, nhìn sẽ biết nó khác với hoa văn Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, nhiều
người nhìn vào gốm Chu Đậu cứ nghĩ là gốm Trung Quốc nhưng thật sự nghệ nhân
tại Chu Đậu đã đạt đến trình độ nghệ thuật tinh xảo hoa văn như thế rồi.
Nhận xét
Đăng nhận xét