CÒN ĐÂU THỜI KỲ HOÀNG KIM CỦA GỐM VIỆT NAM
Hiện nay trong tình trạng Việt Nam bắt đầu hội
nhập với nền kinh tế Thế Giới, những nhà làm gốm Việt hiện đang phải đối đầu
trước những nguy cơ khủng hoảng cho nghề gốm Việt Nam. Sản phẩm đã không còn chất
lượng như trước? Hay việc thiếu cơ sở vật chất và những đồ dùng hiện đại để phục
vụ cho việc làm gốm? Thiếu những chuyên gia làm gốm có tay nghề cao, thiếu nguồn
nhân lực, bị ép giá v.v…Tất cả đều là những khó khăn trước mắt mà các doanh
nghiệp làm gốm phải đối đầu trong giai đoạn thất thủ này.
Đã qua thời hoàng kim
Đến với
làng nghề Bát Tràng, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nhiều sản phẩm gốm gia
dụng, vật dụng bình dân, hàng giả cổ, tranh gốm, sơn mài hay những sản phẩm thủ
công mỹ nghệ trang trí cao cấp… do tư nhân hoặc DN sản xuất.
Ảnh 1. làng gốm mỹ nghệ Biên Hòa phải đối mặt với nhiều khó khăn |
Hầu hết
các sản phẩm này đều có mẫu mã giống nhau, chất lượng kém, thiếu những sản phẩm
trau chuốt, truyền thống, tinh hoa vốn có tiếng từ lâu của làng nghề này. Gốm
Bát Tràng đang xa dần thời hoàng kim của mình - thời mà bất cứ sản phẩm gốm nào
được khai sinh dưới cái tên Bát Tràng cũng luôn được người tiêu dùng đón nhận.
Theo bà
Vũ Thị Cẩm Tú - Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ An Đô, Bát Tràng, hàng thủ công mỹ
nghệ nói chung và ở lànggốm Bát Tràng nói riêng đang rơi vào tình trạng rất khó
khăn. Hiện nhiều DN ngành này đang phải chịu cảnh sản phẩm sản xuất ra hàng
loạt, mẫu mã kém phong phú, trong khi lượng khách đến mua lại giảm dần.
Ảnh 2. Cơ sở sản xuất gốm tại Việt Thành |
Đây
cũng là thực trạng chung của các làng nghề sản xuất gốm truyền thống khi mà các
nhà sản xuất vẫn loay hoay trong việc tìm kiếm các sản phẩm thế mạnh để tạo sức
cạnh tranh và thương hiệu cho mình.
Thua ngay trên sân nhà
Nhận
định về ngành sản xuất gốm Việt Nam, bà Jottede Koning, Trường Đại học Công
nghệ Delft (HàLan)cho rằng, nghề gốm của Việt Nam gồm những công ty vừa và nhỏ
ở các làng nghề đang phát triển theo xu hướng phân hóa, phát triển chậm. Các hộ
gia đình đang gặp nhiều khó khăn và đang dần dần tự loại mình ra khỏi cuộc
chơi. Chỉ còn lại một số hộ tiếp tục nghề của cha ông, nhưng họ lại đi theo
những dòng sản phẩm thiếu vắng những giá trị, kỹ năng truyền thống của làng
nghề.
Ảnh 3. Gốm Hương Canh với nỗi lo mai một nghề làm gốm |
Trao
đổi về nguyên nhân của thực trạng trên, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ An Đô, bà
Vũ Thị Cẩm Tú cho biết: Nguyên nhân thứ nhất là "cầu" của thị trường
đang bị giảm sút. Thứ hai là về vấn đề giá cả cạnh tranh và công nghệ sản xuất:
Nguồn nguyên liệu không ổn định, giá nhân công cao…Đặc biệt, nhân công làm việc
thủ công như vẽ tay thì hiện giờ phải trả đến 1 triệu đồng/ngày. Chính vì vậy,
sản phẩm kém cạnh tranh về mẫu mã và giá thành.
Đặc thù
của Việt Nam là nguồn nguyên liệu ít, bản thân các DN nhỏ và vừa cũng không thể
tiếp cận được những nguyên liệu tốt nhất, ông Nguyễn Hồng Long, Điều phối viên
khu vực dự án đổi mới sản phẩm bền vững của EU cho biết.
Đa số
nhà sản xuất gốm hiện nay đều đang sản xuất dựa vào sức người và kinh nghiệm
gia truyền với những kỹ thuật thủ công đã có từ hàng chục năm nay. Bên cạnh đó
là sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao và lao động trẻ. Đặc biệt, với những
công đoạn như tạo hình, vẽ họa tiết, làm men, lò đốt thì thường là bí quyết nhà
nào nhà ấy giữ, không chia sẻ để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện hơn. Điều này
dẫn đến một thực tế là tỷ lệ sản phẩm hỏng nhiều, gây lãng phí lớn về kinh tế…
Nguyên
nhân vì sao các làng gốm tại Việt Nam dần đang tuột dốc có lẽ bởi do người Việt
ngày càng mê hàng “Ngoại”. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được các sản phẩm
của những nước như Nhật, hay Trung Quốc được nhập về và bán rộng rãi trên thị
trường Việt Nam. Chưa kể đến là chúng được bán với mức giá vừa phải, hợp túi
tiền của người Việt. Vừa được thương hiệu là hàng “ Ngoại nhập”, lại vừa được
sở hữu chúng với mức giá vừa phải thì chắc hẳn không người Việt nào mà lại
không sẵn sang bỏ túi tiền của mình ra để sắm một món đồ gốm “ hang nhập “ giá
rẻ.Bên cạnh đó, những mẫu thiết kế của gốm Việt Nam có vẻ ngày càng không được
đặc sắc, độc và lạ đủ để thu hút, đáp ứng niềm mong mỏi của người mua hàng.
Trong giai đoạn hiện nay, sức ép từ việc cạnh tranh ngày càng cao với thị
trường nước ngoài. Hơn thế nữa, vì hiểu rõ những nguyên nhân khiến các sản phẩm
gốm nước ta ngày càng bị quay lưng đi, các doanh nghiệp làm gốm cần phải suy
nghĩ nhiều hơn về việc đem lại những GIÁ TRỊ của sản phẩm gốm mang lại cho
người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện nay không chỉ là mua những sản phẩm như
bát, đĩa bình thường để phục vụ cho đời sống, họ còn thu thập những sản phẩm
gốm về để làm tang giá trị cho ngôi nhà của họ.
Nhận xét
Đăng nhận xét